Sơ lược về Incoterms
♦ Vào năm 1936 Phòng thương mại quốc tế (ICC) thành lập hệ thống gồm 13 điều kiện thương mại quốc tế còn được gọi là Incoterms ( Internation commerce terms).
♦ Mỗi Incoterms đề cập đến một thỏa thuận và trách nhiệm vận chuyển giữa người bán và người mua khi tham gia vào môi trường thương mại quốc tế.
♦ Mục đích của hệ thống này là giúp cho môi trường thương mại quốc tế hoạt động trật tự, an ninh thông qua những mô hình hợp đồng đơn giản vượt qua những rào cản ngôn ngữ.
♦ Incoterm 2000 có 13 điều kiện thương mại với 4 nhóm (nhóm E,F,C,D), incoterm 2010 được rút ngắn còn 11 điều kiện thương mại với 2 nhóm (nhóm điều kiện áp dụng cho mọi loại vận tải thủy và nhóm điều kiện chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy nội địa và quốc tế).
♦ CIF, FOB là hai thỏa thuận của Incoterms được sử dụng rộng rãi. Mỗi điều khoản quy định cụ thể bên nào sẽ chịu trách nhiệm khi hàng hóa quá cảnh, bảo hiểm nào là cần thiết và bên nào sẽ trả chi phí vận tải. Hai thỏa thuận này cũng xác định rõ ràng nghĩa vụ của người bán và trách nhiệm của người mua.
♦ Trong hoạt động xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, thường áp dụng 2 điều kiện FOB và CIF trong Incoterms 2010. Vậy FOB là gì? CIF là gì? Có gì giống và khác nhau?
FOB (Free on Board) - Giao hàng trên tàu
♦ FOB là điều kiện mà hình thức bên bán sẽ trực tiếp giao hàng trên tàu mà bên mua chỉ định tại địa điểm cụ thể thường cảng xuất khẩu hàng hóa đi.
♦ Ở điều kiện này thường mọi rủi ro, tổn thất trong quá trình hàng đã nằm trên tàu và tiến hành chuyển đi sẽ do bên mua chịu trách nhiệm, còn bên bán sẽ không còn nghĩa vụ từ thời điểm này. Lan can tàu chính là địa điểm chuyển đổi rủi ro từ người mua sang người bán tại điều kiện FOB.
♦ Đồng thời, phía bên mua sẽ chịu mọi chi phí liên quan tới việc thuê phương tiện vận tải, bảo hiểm hàng hóa cho đến các chi phí phát sinh trong quá trình hàng lên tàu và giao nhận.
CIF – (Cost, Insurance and Freight) -Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
♦ CIF là điều kiện mà hình thức bên bán sẽ giao hàng trên tàu mà bên mua chỉ định tại địa điểm cụ thể thường cảng nhập khẩu hàng hóa đến.
♦ Với điều kiện này, rủi ro, mất mát, tổn thất hàng hóa sẽ được chuyển sang bên bán. Bên bán sẽ phải ký hợp đồng về việc chi trả các khoản phí liên quan đến việc đưa hàng trực tiếp đến cảng đích chỉ định. Cảng xếp hàng đến sẽ là địa điểm chuyển đổi rủi ro từ bên mua sang bên bán, đồng thời bên bán sẽ chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng.
Khác nhau giữa FOB và CIF là gì?
Khi so sánh FOB và CIF trong Incoterms 2010 thì hai điều kiện này sẽ có những điểm khác nhau như sau:
♦ Điều kiện giao hàng CIF và FOB
- FOB (Free on Board): địa điểm giao hàng lên tàu.
- CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.
♦ Phí bảo hiểm:
- FOB: bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa
- CIF: Bên bán sẽ chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, quy định mức bảo hiểm tối thiểu là 110% giá trị hàng hóa.
♦ Trách nhiệm vận tải thuê tàu:
- FOB: bên bán sẽ không chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển hàng hóa mà do phía bên mua chịu trách nhiệm.
- CIF: Bên bán sẽ có trách nhiệm thuê tàu chuyên chở hàng hóa, bên mua không cần phải thuê.
Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả hai điều kiện đều có cùng vị trí chuyển rủi ro bên bán sang bên mua là tại lan can tàu hay cảng đi. Tuy nhiên, ở điều kiện CIF thì bên bán sẽ có trách nhiệm cuối cùng kể từ thời điểm hàng cập cảng đích.
Nhìn chung, cả hai điều kiện FOB và CIF đều có những đặc điểm giống và khác nhau. Vậy nên, phụ thuộc vào nhu cầu giao hàng để doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng điều kiện tối ưu nhất.
Trên đây là những thông tin về so sánh FOB và CIF trong Incoterms 2010. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn điều kiện giao hàng phù hợp nhất. Để biết thêm về các điều khoản trong incoterms 2010